Làm thế nào để tôi vượt qua nỗi sợ học tiếng Anh?

Từ một người sợ và ghét tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng "Tôi không học được tiếng Anh", Dung đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Dung tin các bạn cũng sẽ làm được như Dung đã làm.

Chào các bạn, mình tên Phạm Nguyễn Hạnh Dung. Dung sống ở TP HCM từ nhỏ, và đáng lẽ Dung phải có nhiều cơ hội tiếp xúc sớm với tiếng Anh. Nhưng Dung đã không có điều kiện tham dự bất kỳ lớp tiếng Anh nào trước khi bước vào năm học Anh văn đầu tiên, năm lớp 6.

Hạnh Dung
Bạn Phạm Nguyễn Dung. Nguồn ảnh: internet.

Dung không thể quên kỷ niệm những ngày đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Anh, hôm đó là ngày học tiếng Anh thứ hai của mình, Dung đã bị gọi lên trả từ vựng. Dung lóng ngóng và không thuộc được chữ nào trong khi những bạn khác lần lượt viết ra những từ mà cô yêu cầu. Cô giáo đã mắng Dung rất nhiều vì không học bài, những ánh mắt của bạn cùng lớp nhìn vào Dung lúc đó làm Dung nhớ mãi. Khi về chỗ, bạn nam ngồi phía sau đã nói rằng: “Con bé này học dốt lắm, có nhiêu đó mà cũng không thuộc”.

Lúc đó Dung đã rất buồn và đặt một câu hỏi lớn cho chính mình: "Tại sao mỗi cái học tiếng Anh mà rắc rối quá vậy?? Mình ghét nó”.

Cấp 2 là quãng thời gian Dung chật vật với tiếng Anh ghê gớm. Mình luôn dẫn đầu lớp về thành tích tất cả môn học nhưng luôn bị khống chế bởi môn Anh văn. Đã có lúc Dung thật sự thấy bế tắc về điểm yếu đó của mình, Dung muốn vượt qua khỏi nó. Đó là một lần duy nhất của thời cấp 2, Dung xung phong đứng dậy để dịch một bài hội thoại sau khi đã chuẩn bị sẵn ở nhà, nhưng Dung đã dịch sai ngay từ câu đầu tiên.

Dung muốn cố gắng sửa lại nhưng cô giáo đã không cho Dung được quyền đó và kêu một bạn khác đứng dậy dịch thay. Dung cảm thấy thất vọng và cảm nhận một sự thất bại của chính bản thân. Từ đó, Dung nhận ra mình không biết cái gì về Anh văn cả và mình cũng quyết định luôn "tôi không cần biết thêm gì về nó". 

Dung đã từng rất sợ học tiếng Anh

Lên cấp 3, Dung chọn cho mình khối A để theo đuổi cũng vì lý do Dung rất dở tiếng Anh. Thế là những ngày tháng cấp 2 và cấp 3 của Dung trôi qua với những kiến thức mập mờ về Anh văn. Những con điểm đủ mức trung bình của Dung về môn tiếng Anh đều là do sự hỗ trợ của bạn bè. Và thật lòng Dung không muốn thừa nhận một sự thật rằng những con điểm ấy hoàn toàn không phải là kiến thức của Dung.

Mặc dù thi khối A là khối chính, nhưng Dung vẫn chọn thi thêm khối D dù chẳng học một chữ Anh văn. Ngày thi môn tiếng Anh Dung "đánh lụi" từ trên xuống dưới, kết quả cuối cùng Dung đậu cả 2 trường Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội & Nhân văn. Dung đã chọn Nhân văn như một số mệnh của mình, chuyên ngành của Dung ở Nhân văn là tiếng Trung, vì thế Dung lại càng ngày càng không có cơ hội để gặp "người bạn khó chịu" tiếng Anh của mình. Và dường như Dung cũng quên luôn những ám ảnh đầu đời của mình về môn học đáng sợ đó. Có lúc Dung đã nghĩ Dung sẽ vẫn thành công mà không cần tiếng Anh, vì một lý do mà Dung luôn tự bào chữa cho mình: "Tôi có thể học được mọi thứ, trừ tiếng Anh."

Đến năm thứ ba, Dung biết được thông tin điều kiện xét tốt nghiệp của trường là phải có bằng B tiếng Anh. Dung thật sự hoang mang vì không biết làm cách nào để một đứa "mù Anh văn" như Dung lại có thể lấy được cái bằng đó để ra trường. Dung mơ hồ nghĩ đến một viễn cảnh là chắc hẳn phải nợ bằng vài năm vì không có nổi chứng chỉ B Anh văn. Nhìn những anh chị khóa trên trong trường đi làm rồi nhưng vẫn tối tối tranh thủ đi đến các trung tâm ngoại ngữ với mục đích lấy được bằng B để hoàn tất điều kiện lấy bằng tốt nghiệp, trong Dung lại xuất hiện một nỗi sợ vô hình.

Sau những ngày suy nghĩ cuối cùng Dung quyết định đi học tiếng Anh.

Đây là một quyết định nói chính xác là do tình thế ép buộc chứ không phải do Dung tự nguyện. Dung muốn theo chứng chỉ TOEIC nhưng đầu vào trình độ của Dung quá tệ không vào nổi lớp TOEIC 1 mà rớt xuống lớp sơ cấp. Ngày khai giảng khóa học, Dung đứng suy nghĩ và đánh liều vào lớp TOEIC 1. Những ngày đầu, Dung rất khó khăn để học cùng với những bạn sinh viên của những trường khác. Các bạn hầu như đều có trình độ trên Dung.

Dung ngồi bàn gần cuối và những trang sách lúc nào cũng đầy những từ vựng được gạch dưới với lý do vốn từ vựng của Dung quá ít. Có những lúc thầy giảng nhưng Dung không hiểu thầy nói gì. Dung khó khăn trong vấn đề nghe những đoạn hội thoại dù rất ngắn và đơn giản. Nhìn xung quanh, Dung nhận thấy sự yếu kém về mặt ngoại ngữ của mình so với sinh viên các trường đại học khác là quá lớn. Nỗi ám ảnh ngày xưa ùa về kèm theo đó là một tâm lý lo lắng khi so sánh mình với những học viên trong lớp.

Và Dung đã làm một việc mà mình chưa từng nghĩ đến, lao vào học tiếng anh. Những ngày đầu khi tiếp xúc với tiếng Anh ở nhà Dung cảm thấy không một chút hứng thú. Dung chỉ học được 5 phút là mệt mỏi và đóng lại ngay vì không thể vào đầu nổi. Cái cảm giác như đi trong bóng tối vậy, tự học 1 mình rồi lo lắng, sợ hãi, không biết mình học vậy đúng hay sai… Lúc đó thật sự Dung muốn BỎ CUỘC.

Nhưng lúc đó một suy nghĩ đã đến với mình: "Mình có một nỗi sợ, đó là Anh văn. Mình không thể cứ mãi trốn tránh nỗi sợ của mình mãi được, và cách duy nhất để từ bỏ sự sợ hãi đó là phải đối mặt với nó". Thế là mỗi ngày Dung quyết tâm dành nhiều thời gian hơn. 

Biết được nếu tiếp tục cách học thụ động trên lớp với thầy giáo Dung sẽ không bao giờ bắt kịp. Dung lân la hỏi bạn bè về phương pháp học. Hỏi và được chia sẻ rất nhiều nhưng Dung vẫn cảm thấy điều gì đó chưa thật sự….(rất khó nói)…Dung lại tìm thêm thông tin trên mạng, "PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ" - cụm từ đầu tiên mà Dung nghĩ trong đầu.

Như một sự tình cờ, Dung đọc được bài chia sẻ của 1 người về 1 phương pháp học tiếng Anh theo cách "tự nhiên", "học như 1 đứa trẻ" khiến Dung thực sự tò mò. Dung dành cả 2 tiếng để nghiền ngẫm bài viết đó. Đọc xong, Dung cảm tưởng như đây chính là cái mình đang tìm, Dung tiếp tục ra Google và tìm thêm thông tin về nó, 'effortless english' – cái tên dài và khó nhớ….Dung quyết định học theo phương pháp này.

Những ngày đầu mò mẩm với các bài học đầu tiên thật sự khiến tôi CHOÁNG! Ngoài hướng dẫn tiếng Việt thì hầu hết nội dung bài học là tiếng Anh – Ngộp thật ấy!!!

Mặc dù vậy, đã tới đây rồi nên Dung quyết tâm học thử bài đầu tiên coi như thế nào, theo hướng dẫn trong đó Dung sẽ Đọc hiểu, Nghe, Nói theo thầy (Mr AJ Hoge, thật sự sau này học được 2 tuần mình mới nghe được tên thầy). Thời gian trong đó nói là 1 tuần, nhưng rồi tới hơn 2 tuần mà Dung vẫn chưa thể hoàn thành bài học đầu tiên “Day of the dead”. 2 tuần đó Dung Nghe, Nghe và Nghe…Thậm chí Nghe mà chẳng hiểu cái gì luôn. Cứ 9h tối sau khi học trên lớp về là Dung lại mở nó, Nghe, Nghe rồi ngủ khi nào cũng không hay. Thậm chí, khi ngủ cũng có tiếng ai văng vẳng bên tai, tỉnh dậy mới biết mình chưa tắt, giọng thầy AJ thì cứ săng sẳng…Phù phù…(cảm giác thật đáng sợ).

Dung mới tự hỏi “Mình học như thế này thì được cái gì? Nghe hoài có tốt hay không?...”, Dung quyết định điện cho số điện thoại hỗ trợ 0868xxxxxx, đầu dây là 1 người con trai (tôi gọi là anh),…bla bla bla một hồi về phàn nàn của Dung. (phải nói là anh ấy có khả năng lắng nghe rất tốt, cả 3 phút cầm máy mà trong điện thoại toàn tiếng của mình, lúc đó vì cứ nghĩ mình bị “lừa” nên cũng to tiếng với người đó ^^),…Nghe xong anh hỏi lại: bạn đã học như thế nào? Thời gian mỗi ngày ra sao?... Sau một hồi được anh tư vấn thì Dung mới nhận ra cả 2 tuần nay mình HỌC SAI PHƯƠNG PHÁP.

Theo lời anh Dung bắt đầu lại từ đầu lại với phương pháp pimsleur cho người mới bắt đầu trước, bộ này theo dạng song ngữ Anh-Việt, vì vậy nó rất phù hợp với trình độ và khả năng tiếng Anh hiện tại của Dung lúc ấy. Suốt 2 tháng đó Dung dành thời gian hoàn toàn cho nó và rèn luyện từ vựng, phát âm trên trang voca.vn như anh hướng dẫn. Kết quả: sau 2 tháng vốn từ vựng của Dung tưởng chừng ở mức số 0 thì giờ đã được hơn 2000 từ, kĩ năng phát âm và giao tiếp cơ bản được cải thiện đáng kể, Dung có thể sử dụng tiếng Anh để nói và giao tiếp trong các tình huống thông thường chứ còn sợ nói sai như trước. 

Theo kế hoạch đã vạch ra, Dung tiếp tục quay lại với phương pháp Effortless English để luyện nghe nói và phản xạ nâng cao, lần này để tránh nghe không hiểu câu chuyện, Dung học trước tất cả các chủ đề bài học từ vựng của các câu chuyện trên Voca.vn, mỗi bài Dung học đi học lại để chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ nội dung câu chuyện và các từ vựng, cụm từ chính yếu. Các ngày sau, mỗi ngày Dung dành riêng 60 phút mỗi sáng để Nghe và “Phản xạ” lại với thầy AJ Hoge. Thật sự là, cả 3 ngày liên tục Dung vừa nghe vừa bấm nút PAUSE để kịp trả lời các câu của hỏi của thầy (mình có thể nghe hiểu thầy hỏi gì, biết đáp án nhưng cái miệng nói ra không kịp).

Mọi thứ cứ tưởng chừng như ép buộc thì đã trở thành 1 thói quen. Từ một thói quen, nó lại trở thành một sở thích lúc nào mà Dung không hay. Sau 7 ngày, Dung đã có thể nghe và trả lời ngay mà không cần nhấn nút PAUSE nữa. Nghe lời người anh hướng dẫn, Dung không vội vả để qua bài tiếp theo ngay. Thay vào đó, mình đặt mục tiêu sẽ kể lại y chang câu chuyện của thầy AJ Hoge trong vòng 1 tuần tiếp theo. Mỗi ngày Dung bật file Audio của thầy lên, Nghe và nhái lại...Thành quả là chỉ sau 5 ngày Dung đã có thể kể lưu loát câu chuyện của thầy mà không cần nhìn hay nghe lại. Cái miệng của Dung tự tin hơn rất nhiều, Dung cứ cảm nhận như mình đã nói được tiếng Anh vậy, nghe rất tuyệt! ^_^ Dung tiếp tục với các bài sau theo trình tự như vậy.

Càng ngày Dung cảm thấy càng tự tin hơn về khả năng Nghe của mình. Trên lớp học, từ chỗ ngồi ở bàn cuối, mình chủ động ngồi dãy bàn đầu để có thể trao đổi với thầy nhiều hơn. Mình cảm thấy phấn khích vì hiểu được những gì thầy nói dù không rõ ràng lắm. Những lúc như vậy Dung thường hỏi thầy ngay sau đó. Cũng nhờ vậy mà vốn ngữ pháp của Dung tốt hơn rất nhiều. 

Sau 3 tháng…

Mọi chuyện sẽ không quá đặc biệt nếu không phải ngày Thứ 3, sau khi kết thúc khóa học TOEIC sau 12 tuần đó, Dung là người có điểm thi cao nhất của cả lớp gồm 45 học viên với số điểm Toeic 480. Ngày Dung cầm phần thưởng của thầy với vị trí đứng đầu, Dung đã muốn khóc vì những điều Dung làm được. Theo bảng quy chiếu điểm giữa các văn bằng, Dung được biết Toeic 480 có ngang giá trị với chứng chỉ B. Dung muốn kiểm chứng lại một lần nữa khả năng của mình.

 

Dung nghĩ ai cũng có thể học được tiếng Anh! chỉ cần bạn tin bạn CÓ THỂ

Thế là một tuần ngay sau đó, Dung bước vào phòng thi chứng chỉ B do ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn tổ chức. 2 tuần chờ đợi kết quả là những ngày thấp thỏm không yên của mình. Cuối cùng kết quả cũng đã có, Dung tìm tên của mình trong danh sách dài vài trăm thí sinh, và Dung dừng lại ở tên PHẠM NGUYỄN HẠNH DUNG. Dung đã đậu chứng chỉ B, Dung nhảy cẫng lên và tươi cười suốt đoạn đường về.

Dung sung sướng và 2 mắt như muốn khóc lên vậy. Mình đã lao động thật sự, và cái Dung cầm trên tay là thành quả của cả 1 quá trình cố gắng không ngừng.

Từ ngày có được bằng B, tiếng Anh không còn là nỗi sợ nữa. Dung bắt đầu coi nó như người bạn, Dung thích học tiếng anh mọi lúc mọi nơi, từ việc tự học ở nhà với phương pháp Effortless English của thầy AJ Hoge và học từ vựng trên voca, Dung tham gia nhiều hơn vào các clb tiếng Anh của trường và bên ngoài để thực hành những kỹ năng Dung đã học được.

Sau đó, Dung muốn thử thách mình một lần nữa. Sau 3 tháng tiếp theo, Dung đăng ký thi lấy chứng chỉ C của đại học Sư Phạm. Chuyện đi thi lần này, Dung giấu tất cả mọi người, vì chắc chắn sẽ bị ngăn cản do chưa đủ sức trong thời gian đó. Nhưng Dung đã đậu, và Dung lấy được bằng C trong 3 tháng sau khi vừa lấy được chứng chỉ B. Đó thật sự là điều kỳ diệu của riêng mình ^^.

Không lâu sau đó, mình lại lấy được Toeic 650 điểm. Càng lúc khả năng tiếng Anh của mình càng tốt. Sau khi tốt nghiệp, Dung lại tiếp tục học văn bằng 2 ngành Sư phạm tiếng Anh vì niềm yêu thích. Hiện nay, Dung luôn đứng trong top những người giỏi nhất khoa. Mục tiêu của Dung là hơn một năm nữa, Dung sẽ có thêm một nghề tay trái, đó là nghề giáo viên dạy tiếng Anh.

Từ một người sợ và ghét tiếng Anh, mất căn bản suốt 10 năm, thay vì từ bỏ nó và tuyên bố với thế giới rằng "Tôi không học được tiếng Anh", Dung đã đối mặt với nó một cách dũng cảm nhất nhưng cũng đơn giản nhất, đó là không từ bỏ mục tiêu của mình. Dung tin các bạn cũng sẽ làm được như Dung đã làm.

Tới đây Dung xin phép được dừng lại dòng chia sẻ, vì kể nữa sẽ lan man mất. ^^, Dung gởi lời chúc tới tất cả các anh chị trong cộng đồng Effortless English, chúc anh chị luôn mạnh khỏe để có thể hỗ trợ nhiều hơn những bạn như đang gặp tình cảnh như Dung trước đó.

(Chia sẻ của bạn Phạm Nguyễn Hạnh Dung, sinh viên, sống tại TP Hồ Chí Minh) 

Lưu ý: Bài viết được sự cho phép từ tác giả & đăng bởi Cộng đồng tiếng Anh Learning Effortless English. Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép, trích dẫn. Xin cảm ơn! 

Nếu bạn cần thêm thông tin về chương trình hay cần hỗ trợ tư vấn phương pháp học Effortless English thì có thể liên hệ với cộng đồng theo thông tin sau: 

LEARNING EFFORTLESS ENGLISH COMMUNITY

  • Website: LearningEffortlessEnglish.Com | EffortlessEnglishClub.edu.vn
  • Địa chỉ: 33 Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam 
  • Hotline (Zalo): 0935296986
  • E-mail: effortlessenglishclub.edu@gmail.com

Thảo luận