Tại sao phải học Ngữ pháp tiếng Anh?

Bài viết giải thích lí do vì sao bạn nên học ngữ pháp tiếng Anh đầu tiên trước khi bắt đầu học các kỹ năng khác. Đừng quên trích nguồn: LearningEffortlessEnglish.Com nếu chia sẻ.

Tại sao phải học Ngữ pháp tiếng Anh
"Tại sao phải học Ngữ pháp tiếng Anh?" (Ảnh: internet)

Ngữ pháp, tuy là phần kiến thức quan trọng và vô cùng thú vị nhưng lại thường bị hiểu nhầm là những công thức buồn tẻ hoặc là phần học khô khan và khó nuốt nhất trong tiếng Anh. Nhưng bạn phải hiểu rằng, ngữ pháp bản chất là tập hợp những luật-lệ quy định cách sử dụng một ngôn ngữ. Hiểu được ngữ pháp, bạn sẽ hiểu được bản chất của mỗi thành phần trong tiếng Anh và cách kết nối các Từ-Cụm-Câu thành thông tin có nghĩa đối với cả bạn và người đọc/người nghe. 

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ quan điểm vì sao bạn cần học tốt ngữ pháp tiếng Anh và cách học ngữ pháp đúng là như thế nào. Tôi cũng lưu ý luôn là nhiều bạn trên page sẽ có thể phản-ứng vì cho rằng 7 rules có nói “không-nên-học-ngữ-pháp”. Nhưng xin đính chính lại vì các bạn đã hiểu Sai-hoàn-toàn ý nghĩa của rules là “Không-nên-học-ngữ-pháp-theo-cách-cũ” (giải nghĩa: bạn cần 1 cách tiếp cận ngữ pháp mới theo qui luật tự nhiên). 

1. Tại sao phải học ngữ pháp tiếng Anh?

Như đã nói, bản chất của ngữ pháp là những luật lệ quy định cách kết hợp từ và mỗi ngôn ngữ lại có một “bộ luật” của riêng mình. Ví dụ, nếu trong tiếng Việt ta dùng hệ thống trạng từ (đã, sẽ, đang,…) để miêu tả thời gian thì tiếng Anh lại sử dụng thì – một dạng biến thể của động từ – để làm nhiệm vụ này. 

Ví dụ về sự khác nhau giữa người Biết và Không biết ngữ pháp: 
- I love her. (Tôi yêu cô ấy)
- I loved her. (Tôi đã từng yêu cô ấy, nhưng giờ thì hết rồi)

Nếu không biết ngữ pháp, bạn có thể hiểu như thế nào?

Nếu trong tiếng Việt, việc đổi thứ tự chỉ một từ cũng có thể thay đổi ý nghĩa câu văn thì những ngôn ngữ như tiếng Nga hoặc tiếng Nhật lại không hề bị quy tắc này ảnh hưởng. Như vậy cũng đủ thấy sự khác nhau giữa các ngôn ngữ phần lớn là ở ngữ pháp – đôi lúc trái ngược hẳn với tiếng mẹ đẻ của người học. Đây cũng là lý do khiến nhiều bạn cảm thấy đây là phần kiến thức khó nhất; cũng là lời giải thích cho việc tại sao bạn phải học ngữ pháp để sử dụng được tiếng Anh nói riêng và các ngôn ngữ khác nói chung.

Đối với tiếng mẹ đẻ, chúng ta tiếp nhận ngữ pháp mà không cần phải học bất cứ quy tắc hay công thức nào cả; các kiến thức ấy được tự động thu nạp thông qua quá trình nghe và lặp lại theo thói quen. Đây chính là nguyên lý cốt lõi của phương pháp quy nạp (Inductive/Bottom-up). 

Ngược lại khi lớn lên, chúng ta đi học ngôn ngữ – đặc biệt là ngoại ngữ – lại tiếp cận ngữ pháp theo phương pháp diễn dịch (Deductive/Top-down), tức bạn được học và yêu cầu ghi nhớ các quy tắc về lý thuyết để áp dụng vào bài tập hoặc thực tế. Phương pháp truyền thống này tuy hiệu quả về mặt thông tin và thời gian (rút ngắn quá trình tiếp thu thực tế) so với phương pháp quy nạp nhưng lại để lộ nhiều nhược điểm về cách tiếp cận kiến thức khiến nhiều bạn khó tiếp thu và mất động lực trong quá trình học.

2. Bạn nên học ngữ pháp tiếng Anh như thế nào? 

Theo kinh nghiệm và quan điểm của cá nhân tôi thì:
1/ Bạn vẫn phải nắm được lý-thuyết (các qui luật văn phạm). Nhiều bạn sẽ chống chế vì cho rằng nó ảnh hưởng đến việc phản-xạ chậm. Sự thật là, bạn đang đổ lỗi cho việc bạn yếu kém cho quan điểm “lý thuyết vô nghĩa”. Nhưng xin lỗi vì thực tế biết lý thuyết vẫn giỏi hơn người không biết gì. Tiếng Anh đâu chỉ có mỗi kỹ năng Nói. 
2/ DEEP-LEARNING. Đây là điều quan-trọng-nhất, lý thuyết nhiều mà không thực hành được thì cũng xem như bỏ đi. Vậy vấn đề là làm thế nào để đưa lý thuyết vào thực tiễn. Cách đơn giản nhất là bạn phải tiếp xúc với nó thường xuyên. Hành vi tiếp xúc qua các hoạt động như: Đọc sách truyện - Nghe nhạc, xem phim - Viết lách. Việc sử dụng thường xuyên và có sự lặp lại nhiều lần sẽ giúp bạn đưa lý thuyết vào tiềm thức của mình. Từ đó bạn muốn sử dụng vào mục đích gì cũng được nhé! 

Còn đây: https://www.grammar.vn là khoá học tôi đề xuất cho bạn, chương trình này kết hợp rất tốt giữa các phương pháp tiếp cận ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả mà tôi đã nêu trên. Hãy chú ý tới ngữ-pháp, tin tôi đi, bạn sẽ học tiếng Anh dễ chịu hơn nhiều khi bạn có kiến thức nền tảng bài bản.

Đừng quên trích nguồn: LearningEffortlessEnglish.Com nếu chia sẻ.

Cảm ơn!! 

(Minh Nguyễn, Ban quản trị Fanpage Learning Effortless English, https://facebook.com/learningeffortlessenglish) 

Thảo luận