Để nói được tiếng Anh bạn phải học bằng TAI, không phải học bằng MẮT
Trích lược từ 7 nguyên tắc vàng giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát, dễ dàng và tự động chỉ từ 3 tới 6 tháng trong quyển sách LEARN TO SPEAK ENGLISH LIKE A NATIVE của thầy AJ Hoge.
Quy tắc thứ 3 của tôi về việc học nói tiếng Anh rất đơn giản nhưng hiệu quả. Thực tế, tôi thường nói đây là Quy tắc quan trọng nhất vì đó là cách chúng ta học ngôn ngữ khi còn nhỏ. Đó là một thứ dễ dàng đến mức mà bạn không cần phải lo lắng tại sao hầu hết các lớp học Tiếng Anh lại không nhấn mạnh đến phương pháp này nhiều hơn.
Đó là: Học bằng tai, không phải học bằng mắt.
Đúng là như vậy, nếu bạn muốn nói tiếng Anh tốt, bạn phải NGHE. Nghe, nghe và nghe nhiều hơn nữa chính là chìa khóa để nói tiếng Anh tốt. Nếu bạn nghe nhiều, bạn sẽ học được nhiều từ vựng. Bạn sẽ học được cả ngữ pháp. Bạn sẽ nói nhanh hơn và hiểu người khác đang nói gì với bạn. Bạn sẽ làm được tất cả điều này theo cách tự nhiên và thú vị hơn. Bạn sẽ bắt chước quá trình mà các đứa bé và trẻ nhỏ sử dụng để học một ngôn ngữ.
Các nghiên cứu về việc học ngôn ngữ đã chỉ ra rằng nghe là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất trong khả năng học ngôn ngữ- đặc biệt ở các giai đoạn đầu đời. Thực ra, điều này đúng thậm chí nếu bạn hầu như không hiểu bạn đang nghe gì. Đó là di khả năng học từ mới của bạn có liên hệ trực tiếp đến mức độ thường xuyên bạn nghe được cách kết hợp âm thành mà hình thành các từ vựng đó, theo tiến sĩ Paul Sulzberger, nhà nghiên cứu tại đại học Victoria, New Zealand đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2009 về đề tài “Các mô thần kinh được yêu cầu để học và hiểu một ngôn ngữ mới sẽ tự phát triển tự động từ việc tiếp xúc với ngôn ngữ đó”. Tiến sĩ Sulzberger phát biểu “Đây là cách trẻ con học tiếng mẹ đẻ”.
Ghi nhớ rằng quá trình này được trẻ nhỏ sử dụng. Trẻ nhỏ học tâp thông qua nghe. Chúng không học các quy tắc ngữ pháp. Chúng không sử dụng giáo trình. Chúng cũng không làm các bài thi. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vẫn lĩnh hội được tiếng Anh bao gồm cả ngữ pháp.
Thực tế, các chuyên gia nói rằng 80% thời gian học tiếng Anh của bạn nên dành để nghe, thậm chí khi bạn không còn là người mới bắt đầu học tiếng Anh nữa. Không may là các lớp học truyền thống thường không chú trọng vào kỹ năng nghe. Vậy nếu bạn học tiếng Anh ở trường, hầu như bạn có chỉ thể học bằng mắt. Tôi đã quan sát rất nhiều lớp học tiếng Anh tại các quốc gia khác nhau và họ đều học như nhau. Hầu hết các giáo viên tiếng Anh- dù ở trường cấp 2, cấp 3, đại học hay trường dân lập- đều tập trung vào các giáo trình ở trên lớp. Có thể có những “bài tập giao tiếp” ngắn, nhưng việc học vẫn bị giới hạn và điều chỉnh bởi giáo trình.
Bây giờ, mục tiêu của bạn là có được tấm bằng ngôn ngữ Anh ở một trường đại học, đây là cách tốt nhất để học. Nhưng nếu bạn muốn nói tiếng Anh thực sự, thì các phương pháp học tập truyền thống này sẽ không giúp ích cho bạn. Tại sao? Bởi vì thậm chí nếu bạn học trong nhiều năm, về cơ bản là bạn học tiếng Anh theo lối phân tích. Bạn học để nghĩ về tiếng Anh, nói về tiếng Anh và dịch tiếng Anh. Bạn cũng có thể biết nhiều về các quy tắc ngữ pháp. Thực ra, bạn biết nhiều quy tắc ngữ pháp hơn người Mỹ, người Canada, người Anh bởi vì người bản xứ thường không học nhiều về ngữ pháp.
Để giao tiếp tiếng Anh lại hoàn toàn khác.
Người bản xứ học nói tiếng Anh bằng cách nghe, nghe và nghe và đây là điều bạn phải làm nếu bạn muốn nói tiếng Anh nhanh, một cách từ động và tự nhiên như người bản xứ.
Nhân tố quan trọng nhất đối với học tiếng Anh là thứ mà tiến sĩ Stephen Krashen gọi là “đầu vào có thể hiểu được” (comprehensive input). Đầu vào là những thứ đi tới bộ não của bạn. Bạn có được các đầu vào tiếng Anh theo 2 cách: thông qua nghe và đọc. Các đầu vào thông qua đọc rất hữu ích và có lợi. Tuy nhiên, loại đầu vào quan trọng hơn đối với việc học nói là thông qua nghe.
Các đầu vào vừa mức (có thể hiểu được) đã được chứng minh là hiệu quả hơn các phương pháp truyền thống (học ngữ pháp, bài tập thay thế, thực hành nói). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: lời nói được tạo nên từ kết quả của quá trình nghe.
Hãy nghĩ đến các đứa bé và trẻ con. Nghe luôn là bước đầu tiên. Không có đứa trẻ nào có thể nói trước khi chúng hiểu biết thông qua việc nghe. Chúng thường lắng nghe trong một khoảng thời gian dài, cho đến khi chúng hiểu nhiều về ngôn ngữ. Khi đó và chỉ khi đó, chúng mới bắt đầu nói.â “Thời gian im lặng” để nghe này rất quan trọng cho quá trình học ngôn ngữ tự nhiên.
Một đặc điểm khác của việc học ngôn ngữ tự nhiên là lời nói xuất hiện một cách tự nhiên từ việc nghe. Lời nói không phải là một kỹ năng được luyện tập hay dạy có ý thức. Thay vào đó, sau một thời gian nghe hiểu nhất định, đứa trẻ sẽ đột nhiên bắt đầu nói. Điều này dường như xuất hiện bởi phép màu. Khả năng nói xuất phát từ khả năng nghe.
Nhà nghiên cứu James Crawford đã phát hiện ra rằng khả năng nói tiếng Anh là kết quả của việc nghe và khả năng thành thạo tiếng Anh thường xuất phát duy nhất từ khả năng nghe. Ông ấy nói việc học tiếng Anh là một quá trình vô thức, và chúng ta thường không nhận thức được quá trình đang diễn ra.
Bạn có thể nghĩ điều này như một hạt giống trong đất. Hạt giống này, hay khả năng nói, luôn luôn xuất hiện ở đó. Tuy nhiên, hạt giống đó cần nước để sinh trưởng và nhô lên khỏi mặt đất. Tương tự, bộ não của chúng ta cần phải nghe hiểu rất nhiều để khả năng nói tuy không cần nỗ lực mà có thể trỗi dậy.
Như bạn có thể tưởng tượng, trẻ em dành rất nhiều thời gian để nghe trước khi nói, nên khả năng nghe của chúng luôn luôn cao hơn khả năng nói. Nói cách khác, trẻ em luôn hiểu tiếng Anh nhiều hơn những điều chúng có thể dùng khi nói. Khi bạn sử dụng hệ thống Effortless English TM, bạn sẽ phát triển nhanh hơn khả năng nói một cách tự nhiên. Một số người học luôn lo lắng về điều này nhưng đó là một qua trình tự nhiên và đúng đắn.
Một cách khác để nghĩ về điều này là khả năng nghe hình thành khả năng nói. Khả năng nghe giống như một quả bong bóng bay với một đầu dây nối với khả năng nói. Khi trình độ nghe tăng dần nó sẽ kéo theo khả năng nói cũng phát triển theo. Chúng luôn đi cùng nhau nhưng khả năng nghe sẽ luôn luôn cao hơn khả năng nói.
“Tại sao tôi có thể đọc hiểu được nhưng lại không nghe nói được?"
Tôi đã nghe điều này từ rất nhiều sinh viên, những người không hiểu tại sao họ học tiếng Anh viết rất tốt nhưng không thể nói tiếng Anh tốt được. Một lý do là vì hội thoại tiếng Anh thường khác nhiều so với bài đọc tiếng Anh. Hội thoại thường sử dụng một loại tiếng Anh khác, bao gồm cả từ vựng khác.
Từ vựng trong hội thoại tiếng Anh thường ít trang trọng hơn. Trong tiếng Anh, điều này có nghĩa là chúng ta sử dụng nhiều từ vựng có nguồn gốc Saxon hay tiếng Anh cổ hơn trong khi hội thoại. Chúng ta cũng sử dụng nhiều cụm động từ hơn (các cụm gồm 2 hay 3 từ với một động từ và trạng từ hay một động từ và mệnh đề, như get away, calm down hay cheer someone up).
Sự khác biệt giứa tiếng Anh nói và tiếng Anh viết là lý do khiến thậm chí những sinh viên có “trình độ cao” cũng gặp khó khăn trong giap tiếp thường ngày. Vấn đề là ở trường học sinh chú trọng học tiếng Anh viết nhiều hơn. Tiếng Anh trang trọng thường sử dụng nhiều từ có nguồn gốc Pháp và Latinh. Thực ra, loại tiếng Anh này thường dễ học hơn đối với các học sinh nói các ngôn ngữ hệ Rôman như tiếng Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha hay Pháp. Các học sinh này thường học tốt khi đọc tiếng Anh, nhưng gặp nhiều khó khăn để hiểu các bài nói tiếng Anh thông thường.
Vậy nếu bạn muốn giao tiếp với người bản xứ, bạn cần học từ các hội thoại và bài nghe tiếng Anh- chứ không phải là từ giáo trình và các bài đọc.
Học từ hội thoại tiếng Anh
Đây là lý do tại sao NGHE RẤT QUAN TRỌNG. Các bài nghe cung cấp một nền tảng để phát triển khả năng nói. Khi khả năng nghe của bạn được cải thiện, nó cũng sẽ kéo theo khả năng nói của bạn tăng lên. Rất nhiều người học tiếng Anh chỉ tập trung vào khả năng nói và ít chú trọng đến nghe. Tuy nhiên, nếu bạn không hiểu người khác nói gì thì việc nói tiếng Anh có ích gì?
Một lý do khác tại sao nghe lại quan trọng như vậy là do sự vận động cảu tiếng Anh nói hoàn toàn khác biệt với vận động của tiếng Anh viết. Đối với những người bắt đầu, ngữ pháp rất khác biệt vì chúng ta ít khi nói những câu hoàn chỉnh. Từ vựng cũng rất khác biệt với việc sử dụng nhiều thành ngữ và tiếng lóng hơn trong các bài nói.
Và quan trọng nhất, tốc độ nói cũng rất khác biệt. Tốc độ nói thường rất nhanh. Quá nhanh đến mức bạn không có thời gian nghĩ đến việc dịch, các quy tắc ngữ pháp, các bài học trong giáo trình hay phát âm. Sẽ không có thời gian. Bộ não có ý thức của bạn sẽ không thể phân tích, dịch và tổ chức một bài nói thực sự. Đây là lý do tại sao tốc độ nói của bạn lại chậm như vậy. Đây cũng là lý do tại sao bạn không thể hiểu hai người bản xứ nói chuyện gì với nhau.
Thực ra, để có thể nói ở tốc độ thực tế, bạn cần ngừng bộ não có ý thức của mình lại và để tiềm thức của mình thực hiện công việc này. Để làm điều này, bạn phải sử dụng phương pháp làm thức tỉnh tiềm thức của mình. Bạn cần học một cách toàn diện, trực quan và tự nhiên.
Điều này có nghĩa là bạn nên nghe thật nhiều các bài nói tiếng Anh… và lặp đi lặp lại quá trình luyện tập này. Khi bạn nghe, hãy làm cho ý thức của bạn lắng xuống và chỉ cho phép bộ não của mình hiểu toàn bộ ý nghĩa của bài nói. Bạn không phải cố gắng chọn ra một vài từ đơn lẻ. Bạn không cần lo lắng về những từ bạn không hiểu được. Bạn hãy thư giãn để cho nội dung của bài nói đi qua. Tâm trí của bạn cần rộng mở và yên tĩnh.a Và lúc đó, khi bạn nói, bạn chỉ cần để các từ vựng xuất hiện một cách tự nhiên. Bạn không cần phải cố gắng hay nghĩ đến các quy tắc ngữ pháp. Bạn không cần lo lắng về các sai sót hay việc dịch. Bạn chỉ cần để các từ tự nhiên bật ra. Đây là điều mà học sinh của tôi áp dụng. Nó có thể tốn thời gian, nhưng khi bạn tập trung vào việc nghe và học tiếng Anh một cách tự nhiên, tính lưu loát, tự tin và độ chính xác của bạn sẽ phát triển.
Ít căng thẳng hơn
Việc dành thời gian để nghe tiếng Anh còn đem đến một lợi ích nữa- đó là giảm nỗi lo mà chúng ta thường cảm thấy khi nói một ngôn ngữ khác. Rất nhiều lớp học tiếng Anh bắt những học sinh mới phải nói tiếng Anh ngay, nhưng đây là một phương pháp không tự nhiên.
Thực ra, việc phải nói từ khi quá sớm có thể làm chậm khả năng học ngôn ngữ. Bộ não của bạn không có đủ thời gian để xử lý các từ mới mà đã lưu trữ trong bộ nhớ của mình. Vậy, trong khi bạn có thể lặp lại các cụm từ tương tự trong tiếng Anh, bạn vẫn sẽ không hiểu người ta đang nói gì với bạn. Đây là một cách học không tự nhiên và gây nhiều căng thẳng.
Trong một bài nghiên cứu về những người học tiếng Anh ở trình độ bắt đầu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người học không bị ép nói tiếng Anh mà thay vào đó được đào tạo về nghe hiểu thể hiện tốt hơn những học sinh được dạy bằng phương pháp thông thường. Hơn nữa, việc học nói đúng thời điểm cũng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của học sinh về việc học tiếng Anh và giúp giảm bớt nhiều nỗi lo khi học tiếng Anh.
Tiến sĩ J. Marvin Brown đã nghiên cứu sâu hơn về ý tưởng này. Là giám đốc của chương trình học tiếng Thái cho người nước ngoài, tiến sĩ Brown đã xây dựng một chương trình theo học khoảng thời gian lắng nghe của các đứa bé và trẻ nhỏ. Trong chương trình học tiếng Thái AUA của ông ấy, học sinh được nghe các bài nói tiếng Thái có thể hiểu được hàng ngày nhưng họ không được phép nói tiếng Thái trong vong ít nhất 6 tháng. Các học sinh này hoàn toàn tập trung vào việc học ngôn ngữ bằng tai của họ.
Đối với nhiều người nước ngoài, tiếng Thái là một ngôn ngữ khó để phát âm. Tiến sĩ Brown phát hiện ra rằng khoảng thời gian im lặng này có ảnh hưởng rất tích cực đến khả năng phát âm của người học, phát triển khả năng phát âm rất gần với cách phát âm của người Thái bản xứ.
Nguyên lý này cũng xảy ra với tiếng Anh. Mặc dù khoảng thời gian im lặng có thể không cần thiết với hầu hết những người học ở trình độ trung cấp, nhưng bạn vẫn cần thử điều này. Hãy thử tập trung hoàn toàn vào việc nghe tiếng Anh trong một vài tháng và sau đó bắt đầu trở lại việc nói tiếng Anh. Bạn sẽ thấy rằng khả năng nói tiếng Anh của mình có nhiều tiến bộ dù bạn chưa luyện tập.
Bạn nên nghe gì?
Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là bạn phải nghe các bài tiếng Anh dễ nghe. Điều này có nghĩa là bạn phải hiểu được ít nhất 95% những điều được nói mà không cần phải dừng bài nghe hay sử dụng từ điển. Vậy, những bài nghe phải tương đối dễ dàng với bạn. Tôi nhắc đến điều này vì hầu hết học sinh thường muốn lựa chọn những bài khó và nghĩ rằng chúng sẽ giúp ích cho họ. Sẽ ấn tượng hơn để nói rằng tôi sẽ nghe CNN thay vì một chương trình thiếu nhi. Nếu bạn chọn một bài nghe quá khó, bạn sẽ cảm thấy nản long. Nếu nghe một bài nghe dễ dàng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn.
Hãy ghi nhớ ý tưởng của tiến sĩ Krashen khi bắt đầu học các bài nghe bạn nên chọn những bài nghe có thể hiểu được. Nếu bạn không hiểu, bạn cũng sẽ không thể học được. Không hiểu đồng nghĩa với không thể tiến bộ. Các bài nghe dễ dàng hơn thường tốt hơn các bài nghe khó. Sau cùng, bạn cũng sẽ cảm thấy sẵn sang với các bài nghe khó hơn, nhưng hãy dành thời gian nghe những bài nghe tiếng Anh dễ dàng trước.
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy thử nghe các chương trình thiếu nhi vì tiếng Anh ở đó sẽ đơn giản hơn nhiều. Bạn có thể mua các sách kèm đĩa trên mạng bằng cách tải xuống và mua ngay sách để bạn có thể bắt đầu việc học của mình.
Nếu bạn đang nghe các tài liệu khó hơn, bạn vẫn có thể sử dụng chúng, nhưng bạn sẽ thường xuyên cần đến bài khóa. Bạn có thể có bài khóa hay bài nói và sử dụng bài khóa đó để vừa đọc và nghe cùng một lúc. Đối với những người học ở trình độ nâng cao hơn, có một nguồn hội thoại tiếng Anh đời sống khác đó là phim ảnh. Hãy nghe các bộ phim Anh và Mỹ và đọc phụ đề. Điều này cũng sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Ghi nhớ rằng, nghe là giai đoạn quan trọng nhất. Để có thể phát triển kỹ năng nghe từ phim ảnh, hãy sử dụng những bí quyết bên dưới.
Nếu bạn không có máy nghe nhạc hay smart phone, hãy mua một chiếc. Nó sẽ giúp bạn có thể nghe tiếng Anh một cách tiện lợi bất kỳ lúc nào bạn có thể. Hãy nghe vào buổi sáng khi bạn vừa thức dậy. Hãy nghe khi bạn đi làm hay lúc bạn đang ở nhà. Hãy nghe khi bạn đang ăn trưa. Hãy nghe khi bạn đang trở về nhà từ nơi làm việc. Nghe vào buổi tối- hãy nghe thật nhiều, nghe những tài liệu dễ. Hãy nghe thật nhiều.
Quy tắc thứ 3 là lý do tại sao hầu hết các khóa học của tôi đều dựa trên các bài nghe. Effortless EnglishTM là một hệ thống nghe trong đó hầu hết việc học tập được tiến hành bằng tai. Bạn cũng có thể sử dụng bài khóa để giúp nghe hiểu nhiều hơn, nhưng hãy tập trung hầu hết thời gian và nỗ lực để học tập với các bài nghe này.
Dù bạn chọn cách nào, thì bạn cũng cần nghe tiếng Anh đến mức tối đa. Một số học sinh của tôi lúc đầu có thể cảm thấy miễn cưỡng. Nhưng hầu hết họ đều nói rằng việc chọn tài liệu nghe lúc khởi đầu công việc này trở nên thú vị hơn rất nhiều. Thay vì làm các bài tập thay thế buồn tẻ trong sách, bạn có thể thư giãn và nghe thứ gì bạn cảm thấy thích thú.
Thực hành nghe
Để giúp học sinh tiến bộ về khả năng nghe, tôi thường đê xuất một bài tập tên là “Kỹ thuật nghe phim”. Để thực hiện việc này, bạn cần chọn một bộ phim tiếng Anh mà bạn yêu thích. Hãy chọn một bộ phim tương đối dễ nghe mà bạn có thể nghe được hầu hết các từ vựng trong đó.
Hãy bắt đầu bằng việc xem cảnh đầu tiên. Chỉ dành khoảng 3 đến 5 phút thôi. Hãy bật phụ đề lên. Khi bạn xem, hãy dừng ở chỗ bạn không hiểu. Tra nghĩa của các từ hay cụm từ đó trong từ điển thành ngữ. Xem lại cảnh phim đó cho đến khi bạn biết và hiểu được nghĩa của tất cả các từ.
Trong ngày tiếp theo, xem lại cảnh phim đó hiều lần. Khi bạn hiểu được từ vựng, hãy tắt phụ đề đi. Sau đó, xem lại cảnh phim đó, nghe mà không có phụ đề. Thực hiện điều này mỗi ngày trong 5 ngày tiếp theo. Bạn có thể dành khoảng 4-5 ngày cho một cảnh phim. Mỗi lần xem lại sẽ giúp cải thiện khả năng nghe tiếng Anh của bạn.
Bây giờ, xem lại cảnh phim đó nhưng hãy thử ngừng lại sau từng câu hay cụm từ. Hãy đọc to từng câu đó. Thực ra, bạn không chỉ lặp lại câu đó mà hãy diễn lại cảnh phim đó. Bắt chước lời nói của các diễn viên đó. Bắt chước động tác, biểu cảm khuôn mặt và cảm xúc của họ. Hãy giả vờ bạn là nhân vật trong cảnh phim đó. Bạn còn nhớ bài tập phát âm qua phim ảnh không? Đây là một phiên bản khác của bài tập đó.
Toàn bộ kỹ thuật nghe phim này có thể mất đến cả tuần cho một cảnh phim. Khi bạn cảm thấy rằng mình đã thành thạo cảnh phim này, bạn có thể thực hiện lại qua trình này cho cảnh phim tiếp theo. Để thực sự học có thể mất đên vài tháng cho một bộ phim, nhưng đó là điểm mấu chốt của phương pháp này. Kỹ thuật nghe phim là một cách giúp bạn học và thành thạo tiếng Anh trong phim ảnh. Phương pháp này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng nghe, sự lưu loát và khả năng phát âm của bạn. Nếu bạn chỉ xem bộ phim một lần, mà không sử dụng quá trình này, bạn sẽ chẳng thu được mấy lợi ích từ nó.
Nguồn: Trích lược chương 11 sách LEARN TO SPEAK ENGLISH LIKE A NATIVE - Luyện nói tiếng Anh như người bản xứ, của tác giả AJ Hoge.
"EFFORTLESS ENGLISH: CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN NGHE NÓI TIẾNG ANH TỰ TIN, TRÔI CHẢY, VÀ TỰ ĐỘNG SAU 3-6 THÁNG!"
Nếu bạn cần thêm thông tin về chương trình hay cần hỗ trợ tư vấn phương pháp học Effortless English thì có thể liên hệ với cộng đồng theo thông tin sau:
LEARNING EFFORTLESS ENGLISH COMMUNITY
- Website: LearningEffortlessEnglish.Com | EffortlessEnglishSystem.Com
- Địa chỉ: 33 Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline (Zalo): 0935296986
- E-mail: effortlessenglishclub.edu@gmail.com